Doanh nghiệp tại Việt Nam thích nghi nhanh với xu hướng chuyển đổi số
Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thiết, đại diện HXT tiêu thụ vải thiều sớm Phúc Hòa (Tân Yên), cho biết vải thiều sớm Phúc Hòa có thời gian thu hoạch ngắn trong khi mỗi lần làm hồ sơ, thủ tục mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động sản xuất.Mẹo tối ưu Windows 11 để chơi game ngày tết 'mượt mà' hơn
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
Lễ hội đua thuyền ở Quảng Ngãi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tham dự lễ dâng hương còn có Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và lãnh đạo một số bộ, ban, ngành T.Ư, TP.Hà Nội.Trước thềm rồng Điện Kính Thiên, Hoàn thành Thăng Long, Chủ tịch nước Lương Cường đã dâng hương và tưởng nhớ các tiên đế, hiền tài và cha ông đã bảo vệ đất nước. Ông cũng báo cáo với các tiền nhân về thành tựu của đất nước trong năm qua.Chủ tịch nước cùng các đại biểu nguyện quyết tâm phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng của Thăng Long - Hà Nội và những giá trị cao quý của dân tộc; tận trung, tận hiếu, trí sáng, tâm trong.Các đại biểu cũng quyết tâm vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh và thịnh vượng; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Lễ dâng hương khai xuân, diễn ra vào dịp tết cổ truyền hàng năm, bao gồm nhiều nghi thức truyền thống như dâng hương, tế lễ và các hoạt động văn hóa dân gian như múa rồng, trống hội, múa cờ. Nghi thức này tái hiện hình ảnh con rồng, cháu tiên, với mong ước mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an. Sau đó là màn biểu diễn trống hội Thăng Long, thể hiện khí phách hào hùng của Thăng Long - Hà Nội.Lễ dâng hương khai xuân là một hoạt động hướng về cội nguồn tổ tiên, tôn vinh giá trị truyền thống đồng thời giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Tại Mỹ, thời gian gần đây giá trứng lên cơn sốt và đang đứng ở mức cao kỷ lục. Theo báo chí quốc tế, giá một vỉ trứng loại A (12 quả) hiện bình quân 4,95 USD. Ở nhiều bang, người dân thậm chí phải chi tới 10 USD để mua một vỉ trứng. Dù sẵn sàng với mức chi nào thì khách hàng cũng bị hạn chế số lượng cho mỗi lần mua. Đây là mức giá cao nhất kể từ sau lần bùng phát dịch cúm gia cầm tại Mỹ năm 2015.Nguyên nhân là do dịch bệnh lây lan khiến 41 triệu con gà (chủ yếu gà đẻ trứng) bị tiêu hủy trong thời gian từ tháng 12.2024 - 1.2025. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đang tăng và giá trứng thường tăng cao trong dịp lễ Phục sinh (20.4).Trái ngược với Mỹ, tại Việt Nam, giá trứng đang vào mùa "đại hạ giá". Theo khảo sát của Thanh Niên, tại một số chợ truyền thống ở khu vực trung tâm thành phố giá bán trứng gia cầm dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/chục tùy loại; so với trước tết giá trứng giảm từ 3.000 - 5.000 đồng/chục. Bà Lê Ngọc Vân, một tiểu thương ở chợ Hòa Bình (Q.5) cho biết: Năm nay, giá thịt heo tăng mạnh từ sau tết nên sản phẩm trứng các loại được tiêu thụ tốt. Tuy nhiên, do nguồn cung ở các trại dồi dào nên giá giảm đáng kể so với trước tết. Năm nào cũng vậy, sau tết là mùa giá trứng gia cầm các loại giảm. Trên một số tuyến đường, giá trứng gia cầm của những người bán hàng rong chỉ có 15.000 đồng/chục. Những tiểu thương này cam kết là sản phẩm mới và bao đổi trả nếu chất lượng không tốt.Tại các siêu thị, giá trứng gia cầm của các thương hiệu như V.Food, Ba Huân… cũng giảm mạnh từ 2.000 - 5.000 đồng/hộp sản phẩm tùy loại; giá trứng gà phổ biến còn khoảng 26.000 - 28.000 đồng/hộp (10 trứng) còn trứng vịt từ 33.000 - 36.000 đồng/hộp (10 trứng).Ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (V.Food) cho biết: Tại Việt Nam, sau tết giá trứng thường giảm do nguồn cung tồn đọng trong dịp tết. Năm nay, nguồn cung trứng gia cầm của Việt Nam dồi dào, bên cạnh đó, việc xuất khẩu trứng tươi hiện nay rất khó khăn do thủ tục, vận chuyển và bảo quản đối với mặt hàng trứng tươi xuất khẩu đều khó. "Do đó, chúng ta không phải lo lắng về tình trạng khan hàng sốt giá như ở Mỹ", ông Thiện nhận định.Giá trứng gà tại các trại chăn nuôi cũng đang ở mức thấp; khu vực miền Bắc khoảng 1.170 đồng/quả, miền Trung 1.780 đồng/quả và miền Nam 1.450 đồng/quả. Giá trứng vịt ở miền Bắc 1.410 đồng/quả, miền Trung 2.150 đồng/quả và miền Nam 2.080 đồng/quả.
Dây cáp rối như mạng nhện
Sáng 30.12, xe khách biển số 47B-028.76 của nhà xe Hải Cường đang lưu thông trên quốc lộ 14, tuyến Đắk Nông - Hà Nội, khi đến đoạn thuộc xã Nghĩa Hưng, H.Chư Păh (Gia Lai) thì bất ngờ bốc cháy. Khói lửa phát ra từ phần đuôi xe.Lúc này trên xe có khoảng 10 người. Hành khách hoảng loạn, tranh nhau tìm đường thoát xuống xe. Tài xế bình tĩnh cho xe tấp vào lề đường để sơ tán hành khách, tài sản và dập lửa. Phát hiện sự việc, người dân ven đường đã cùng nhà xe chữa cháy. Sau hơn 15 phút, vụ cháy được dập tắt. Toàn bộ hành khách đều an toàn. Vụ cháy làm hư hỏng phần động cơ của xe khách, một số tài sản của hành khách bị thiệt hại.Nhà xe đã bố trí xe khác giúp hành khách tiếp tục hành trình. Nguyên nhân vụ cháy xe khách đang được điều tra.